Vải xô là gì? Phân loại các loại vải xô cho trẻ sơ sinh hiện nay

1. Vải xô là gì?

Mỗi khi nhắc đến vải xô thì chúng ta thường nghĩ ngay đến quần áo, khăn cho bé, bởi vì không có loại vải nào mềm mại, êm ái thân thiện với làn da nhạy cảm của bé như vải thun xô cả. Hiện nay, vải xô có rất nhiều loại với thành phần và cách dệt khác nhau để phù hợp với từng mục đích sử dụng cụ thể. Nếu như bạn đang muốn tìm hiểu loại vải cao cấp có tính ứng dụng cao nhất thì đó chính là vải thun xô. Ngoài ra cũng có khá nhiều các loại vải xô khác, tùy vào đặc tính sẽ được tận dụng trở thành một sản phẩm phù hợp trên thị trường.

2. Vải xô muslin

Vải xô nhăn 2 lớp hay còn được gọi là muslin,  được làm từ 100% sợi cotton tự nhiên.

+n++-+

9d085d6f182275afabc3552fac5563c_1

Đặc điểm: Vải xô cotton có bề mặt vải xốp mềm mại, không đổ lông trong quá trình sử dụng. Vải làm từ sợi cotton nên có khả năng thấm hút mồ hôi cực kỳ tốt, thân thiện với môi trường, làn da người sử dụng, đặc biệt không gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của bé. Tuy nhiên, vải xô cotton cũng có hạn chế là dễ bị co sau 1-2 lần giặt đầu tiên, dễ nhàu, sau thời gian sử dụng vải sẽ mất đi độ xốp, vì vậy thời gian sử dụng của vải xô cotton chỉ khoản 2-3 năm, sau đó vải sẽ đơ cứng và không còn mềm mại như ban đầu.

Ứng dụng chính của vải xô cotton là quần áo, khăn sữa, khăn tắm chăn, bao tay và các sản phẩm khác cho bé.

3. Vải xô Nhật

Thật ra vải xô nhật có nguồn gốc xuất xứ tại Việt Nam, nhưng được xuất sang thị trường Nhật Bản tiêu thụ nên được gọi tắt là vải xô Nhật. Chất liệu vải xô Nhật được làm từ 100% sợi cotton tự nhiên nên rất mềm mại thoáng mát, rất phù hợp cho trẻ sơ sinh và trẻ em nhỏ. Ngoài ra, vải xô Nhật rất có độ bền cao, giặt nhanh khô và rất dễ bảo quản nên thường được ưa chuộng trong các sản phẩm cho trẻ con.

4. Vải xô sợi tre

Vải xô sợi trẻ là loại vải mới chỉ xuất hiện ở Việt Nam trong vài năm trở lại đây, vải được dệt từ 70% sợi tre (lấy từ thân cây tre) và 30% sợi cotton (sợi bông). Vải xô sợi tre dung hòa được cả 2 ưu điểm của vải cotton và vải sợi tre, giúp độ thấm hút tăng lên gấp đôi cũng như cảm giác mềm mại của vải.

d03310aca90a52540b1b

Sợi tre không giống như sợi cotton, thực chất đây là loại sợi rayon tổng hợp từ bộ cellulose (bột gỗ) lấy từ cây tre trưởng thành kết hợp với các phụ gia an toàn khác. Vải sợi tre có khả năng thấm hút mồ hôi gấp đôi vải cotton, độ mềm mại, độ bền cao hơn hẳn, đồng thời vải sợi tre còn có khả năng kháng khuẩn, nấm mốc, chống tia UV cực kỳ tốt. 

Đặc điểm: Vải xô sợi tre rất mềm mại không bị đổ lông trong quá trình sử dụng, vải có khả năng thấm hút cực nhanh và độ thấm hút tăng sau mỗi lần giặt. Vải vô cùng thoáng khí, mát mẻ, kháng khuẩn, chống tia UV. Vì vậy, vải xô sợi tre là một trong những lựa chọn hoàn hảo nhất cho làn da của trẻ sơ sinh. Hạn chế của vải xô sợi tre là bị co rút nhiều sau lần giặt đầu tiên, vải khá mỏng nên ban đầu vải hơi bị đơ, sau vài lần giặt sẽ mềm mại và thấm hút mồ hôi tốt.

5. Vải xô nhăn 6 lớp

Vải xô nhăn là kiểu dệt đặt biệt của vải xô cotton, vải được dệt từ 100% sợi cotton nhưng trải qua quá trình xử lý làm nhăn mặt vải. Nhờ kiểu dệt đặc biệt này mà vải xô nhăn khắc phục được hầu hết các nhược điểm của vải xô cotton.

5

Đặc điểm: vải xô nhăn vẫn giữ đầy đủ ưu điểm của chất vải cotton là mềm mại, thấm hút mồ hô tốt, nhờ bề mặt vải đã được xử lý làm nhăn nên vải hoàn toàn không bị co rút sau khi giặt, không bị nhàu trong quá trình sử dụng nên chất lượng vải mềm mại tốt hơn hẳn so với vải xô cotton và vải xô sợi tre. Tuy nhiên, vải sẽ bị đơ giảm độ thấm hút sau thời gian sử dụng 2-3 năm.

Ứng dụng: Vải xô nhăn được ứng dụng rộng rãi để may quần áo trẻ em, khăn tắm, khăn sửa,... Cho đến trang phục của người lớn như: đầm váy, đồ bộ, khăn tắm,...

ST

Bài viết liên quan

Quy trình sản xuất, đặc tính và các loại vải Spandex hiện nay
Quy trình sản xuất, đặc tính và các loại vải Spandex hiện nay
Chị Thanh Tâm
Chị Thanh Tâm
Doanh nghiệp dệt may Việt và lời giải cho bài toán CPTPP
Doanh nghiệp dệt may Việt và lời giải cho bài toán CPTPP
Dệt may Việt Nam bao giờ thoát bóng gia công?
Dệt may Việt Nam bao giờ thoát bóng gia công?